Định hướng phát triển hạ tầng giao thông thời gian tới
Ngày Đăng: 21/09/2023
1.Định hướng phát triển
Kết cấu hạ tầng giao thông là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách… thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.
Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm “đi trước một bước” là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, vừa nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của đất nước.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) đã có những bước phát triển mạnh mẽ như chất lượng vận tải ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, giúp nâng cao đời sống nhân dân, và góp phần xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Tuy nhiên, thực tế hệ thống KCHTGT vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài của Tratimex
Vì vậy, chiến lược xác định 4 định hướng phát triển kinh tế – xã hội:
- “Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế”.
- “Bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn”.
- “Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại… bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông…”.
Để có bước đột phá trong xây dựng: “Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình lớn, quan trọng thiết yếu, nhất là tại các khu vực có tiềm năng phát triển và giải quyết các ách tắc, quá tải. Bảo đảm kết nối thông suốt giữa các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối giao thông cửa ngõ các tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại các vùng khó khăn” (4).
Các nghị quyết, chiến lược của Đảng nêu trên vừa là mục tiêu, vừa là định hướng cho ngành GTVT đối với việc phát triển KCHTGT.
2.Sự cần thiết cho đầu tư
Trong những năm qua, nhiều hình thức huy động vốn đã được Chính phủ chấp thuận và ủng hộ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điển hình là những công trình đầu tiên đầu tư bằng hình thức BOT, BT, với tổng mức đầu tư vài chục tỷ đồng.
Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là trong hơn 10 năm qua, sự phát triển nhanh và ngày càng nâng cao về chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có tầm quan trọng được thể hiện ở các mặt sau đây:
Thứ nhất, nếu chúng ta có một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư.
Thứ hai, trong chiến lược phát triển kinh tế của từng vùng luôn có chiến lược phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ còn, và xây dựng và nâng cao chất lượng đường bộ để theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện cơ giới đường bộ cũng như nhu cầu lưu thông ngày càng cao như hiện nay.
Góp phần làm nên chất lượng những con đường Việt
Thứ ba, những ngành công nghiệp không khói như ngành Du lịch cũng sẽ phát triển khi Việt Nam có được một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuận tiện và liên kết được các khu vực, vùng miền trong cả nước.
Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng chính nguồn vốn đó để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tạo ra điều kiện cho những ngành sản xuất vật chất hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.
Thứ năm, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là giải pháp trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề xã hội cấp bách, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải đang tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Chất lượng dịch vụ vận tải chỉ có thể được nâng cao nếu chúng ta có một hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ đạt tiêu chuẩn, hiện đại và đồng bộ.
3.Thực trạng hiện tại
Nhờ tập trung huy động mọi nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông theo sự chỉ đạo của Chính phủ, nên hạ tầng giao thông của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.
Các công trình giao thông được quy hoạch và đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại như: đường bộ cao tốc, sân bay, cảng biển quốc tế đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
Công ty Tratimex nhập khẩu, kiểm soát chất lượng nhựa đường.
Cụ thể từ năm 2012-2020, hạ tầng giao thông đường bộ đã được đầu tư xây dựng như sau:
– Về đường bộ: mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm Bắc – Nam; các cửa khẩu, sân bay, cảng biển quốc tế và các tuyến đường vành đai đô thị có nhu cầu vận tải lớn
– Về hàng không: đã có những bước phát triển đột phá về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, đáp ứng kịp thời sự bùng nổ của nhu cầu vận tải hàng không trong giai đoạn vừa qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16% – 18%/năm.
– Về đường sắt: đã nỗ lực nâng cao an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu và cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hành khách.
– Về đường thủy: đã đủ khả năng đảm nhận khoảng từ 80-90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của đất nước.
Hiện nay, giao thông đô thị đang từng bước được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, đặc biệt tại các đô thị lớn, góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc hành khách, hàng hóa. Chất lượng phục vụ, dịch vụ vận tải cũng không ngừng được đổi mới, nâng cao, bảo đảm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân; thúc đẩy phát triển sản xuất – kinh doanh; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.