Đang tải...

zalo

Huy động tài chính phát triển cơ sở hạ tầng 10 năm nhìn lại 1

Ngày Đăng: 21/09/2023

Để một nền kinh tế phát triển bền vững, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cần trở thành một nội dung cốt yếu. Tuy nhiên phát triển hạ tầng giao thông cần một chiến lược lâu dài với một nguồn lực tài chính đủ lớn. Huy động tài chính từ nhiều nguồn chính là phương thức hiệu quả cho vấn đề này này. Cùng nhìn lại chiến lược huy động tài chính phát triển cơ sở hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 – 2021

1.Nguồn lực tài chính là gì?

Nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội có thể hiểu là nguồn tiền tệ hoặc tài sản có thể chuyển thành tiền trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế – xã hội nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng đều là những dự án dài hơn, cần một nguồn lực tài chính lớn mạnh. Việc huy động nguồn lực tài chính có thể từ nhiều nguồn khác nhau và các kênh huy động khác nhau.

Nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tài chính có thể được huy động trong phạm vi quốc gia, từ nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Ngoài ra các có thể huy động vốn từ các quốc gia khác thông qua ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO).

2.Thực trạng phát triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam

Tính đến hết tháng 3/ 2018, các số liệu cho thấy nguồn lực đầu tư từ xã hội và các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt dự án quy mô lớn được đầu tư, nâng cấp và đi vào hoạt động. Ví dụ dự án mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, Hoàn thành và đưa vào khai thác 1050 km đường cao tốc..v…v..

Đường Hồ Chí Minh – Tây Nguyên

Tuy nhiên để đạt tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hạ tầng giao thông tại Việt nam chưa được đánh giá cao. Theo diễn đàn kinh tế Thế Giới, Việt Nam xếp từ 79/ 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung với 20% đường được trải nhựa. Một trong những nguyên nhân chính là do quá trình kêu gọi vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn.

3.Kêu gọi vốn phát triển hạ tầng giao thông 10 năm qua

3.1 Nguồn lực tài chính huy động từ nước ngoài
Nguồn vốn ODA trung bình năm gần đây đều tăng ấn tượng, Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà tài trợ quốc tế. Chúng ta dành khoảng 60% – 70% tỷ trọng nguồn vốn này để phát triển cơ sở hạ tầng ngành Giao thông vận tải, năng lượng và công nghiệp. Một số dự án nổi bật sử dụng vốn ODA như: cầu Nhật Tân, Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài Lào Cai..

Vốn FDI vẫn ổn định

3.2 Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước
Tính đến nay, Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng giao thông. Đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng rất thấp chỉ dưới 1%.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, đầu tư cho cơ sở hạ tầng những năm gần gấp hơn 10 lần sao với giai đoạn 1990.

3.3 Nguồn lực tài chính huy động từ khu vực tư nhân
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP khẳng định sự khuyến khích tham gia đầu tư từ các khu vực tư nhân. Từ đó bỏ giới hạn 30% vốn hỗ trợ của Chính phủ cho một dự án PPP. Nhờ đó huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân đã đạt được hiệu quả nhất định.

Tratigroup tự hào là doanh nghiệp trong top 6 nhà sản xuất và cung cấp nhựa đường hàng đầu Việt Nam, niềm tin cho những công trình xây dựng vững bền theo năm tháng.

Thông báo
Đóng